Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Tạo động lực thúc đẩy KHCN để đất nước phát triển đột phá
Tại buổi làm việc sáng 27/5 với Bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của khoa học và công nghệ; phải thiết kế cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội vào cuộc, đưa khoa học và công nghệ là động lực thực sự cho phát triển đất nước.

Sáng 27/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) về tình hình thực hiện nhiệm vụ, một số nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới và giải quyết các kiến nghị, đề xuất. Cùng dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn.

Chấp nhận nguyên tắc rủi ro, tin các nhà khoa học

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, thời gian vừa qua, KH&CN từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế-xã hội. Số lượng bài báo công bố quốc tế ISI của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020 tăng trung bình 20%, riêng năm 2020 tăng 45% so với năm 2019.

Một số lĩnh vực như toán học, vật lý, hóa học tiếp tục giữ thứ hạng cao trong khu vực ASEAN. Hệ thống các tổ chức KH&CN phát triển mạnh, đội ngũ nhân lực có khoảng 72.290 cán bộ nghiên cứu, nhiều nhà khoa học có uy tín, được thế giới công nhận.

Khoa học công nghệ ứng dụng thể hiện qua trình độ công nghệ có những bước tiến rõ nét. Chỉ số đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP tăng từ 33,6% bình quân giai đoạn 2011-2015 lên 45,2% giai đoạn 2016-2020 (vượt mục tiêu 35%).

Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng vượt bậc, năm 2020 xếp thứ 42/131 quốc gia, dẫn đầu nhóm quốc gia có cùng mức thu nhập và đứng thứ 3 trong ASEAN, sau Singapore và Malaysia.

Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam bắt đầu được hình thành và phát triển. Nguồn lực tài chính từ xã hội cho KH&CN tăng mạnh, nếu 10 năm trước chủ yếu dựa vào ngân sách (chiếm 70 đến 80%) thì nay đầu tư từ ngân sách nhà nước và doanh nghiệp đã tương đối cân bằng với tỷ lệ tương ứng 52% và 48%.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia thành công và thực tiễn nước ta, trong giai đoạn tới, để KH&CN và đổi mới sáng tạo thực sự là động lực chính trong tăng trưởng kinh tế, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt nêu 6 phương hướng trọng tâm: Hoàn thiện thể chế; tăng cường đầu tư cho KH&CN và đổi mới sáng tạo; phát triển thị trường KH&CN và đổi mới sáng tạo; tập trung cho đổi mới công nghệ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực; nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp.

“Xây dựng, tổ chức thực hiện từ 1 đến 2 chương trình, dự án phát triển công nghệ lớn, có tầm vóc, với sự tham gia của cả khu vực công và tư nhân, có cơ chế thu hút đa dạng nguồn lực để tạo đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội”, Bộ trưởng phát biểu.

Bộ trưởng đề xuất nhiều nội dung với mục tiêu là hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, trong đó có pháp luật về đầu tư, đầu tư công, ngân sách Nhà nước, về tài sản công và các văn bản hướng dẫn về xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ KH&CN, về chính sách thuế….

Bộ trưởng kiến nghị, phải đổi mới thực sự cơ chế, phương thức quản lý các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học. Xây dựng cơ chế Bộ KH&CN chịu trách nhiệm về chất lượng nghiên cứu để tháo gỡ vướng mắc quy trình, thủ tục liên quan đến các đề tài, nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước theo hướng chấp nhận nguyên tắc rủi ro trong khoa học, tin các nhà khoa học thay vì quản lý theo hướng chống thất thoát. Công khai, minh bạch tất cả các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu để chính các nhà khoa học và cộng đồng giám sát.

Về một số đề xuất, kiến nghị cụ thể, Bộ trưởng kiến nghị quan tâm xem xét, phân bổ nguồn vốn sự nghiệp KH&CN, vốn đầu tư phát triển KH&CN trong năm 2020 và các năm tiếp theo để có đầy đủ nguồn lực triển khai thực hiện hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo; bổ sung cấp vốn điều lệ (2.000 tỷ đồng) cho Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia trong nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025…

Để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp trong việc sử dụng Quỹ phát triển KH&CN đầu tư cho đổi mới công nghệ, Bộ KH&CN đề nghị Bộ Tài chính sớm ban hành Thông tư sửa đổi Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKH&CNBTC hướng dẫn nội dung chi và quản lý Quỹ…

Các ý kiến phát biểu tại cuộc họp đều cho rằng, thành tựu của tất cả các ngành trong thời gian qua đều có dấu ấn của KH&CN. Nêu nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách và hướng giải quyết, các đại biểu nhấn mạnh, con đường ngắn nhất để tăng đầu tư cho KH&CN là khơi thông nguồn lực của xã hội, của doanh nghiệp, nhưng quy định hiện hành còn vướng mắc, như quy định về việc chi Quỹ phát triển KH&CN đầu tư cho đổi mới công nghệ tại doanh nghiệp. Do đó, cần đẩy nhanh tốc độ sửa đổi các quy định này, biến tiềm năng thành động năng thực sự.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá cao những kết quả nghiên cứu KH&CN trong nước thời gian qua đã góp phần rất hiệu quả cho công tác phòng chống COVID-19, trong đó có việc sản xuất các sinh phẩm xét nghiệm. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ KH&CN chủ động giao các nhiệm vụ liên quan tới nội dung này và đề xuất cần áp dụng các cơ chế đặc thù trong bối cảnh “chống dịch như chống giặc”.

KH&CN đóng vai trò dẫn dắt, đột phá

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao và cơ bản đồng tình với báo cáo của Bộ KH&CN và những “lo toan, trăn trở, băn khoăn” của các đại biểu về đánh giá kết quả, thành tựu và hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, phương hướng và nhiệm vụ chính trong thời gian tới.

Nhấn mạnh vai trò, vị trí, tầm quan trọng của KH&CN, “nơi nào cũng cần, giai đoạn nào cũng cần”, nhất là trong bối cảnh hiện nay, Thủ tướng nêu rõ, quốc gia nào muốn phát triển đột phá cũng phải có KH&CN đóng vai trò dẫn dắt, đột phá.

Phân tích kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới, Thủ tướng cho rằng, muốn KH&CN phát triển, KH&CN là động lực thực sự của sự phát triển, thì lãnh đạo các cấp phải quan tâm, đề ra mục tiêu, xây dựng cơ chế, phương hướng để tổ chức thực hiện. Ở thời điểm nào, Đảng ta cũng xác định tầm quan trọng của KH&CN và nay KH&CN được xác định là quốc sách hàng đầu.

Phân tích bối cảnh phát triển đất nước nói chung và phát triển KH&CN nói riêng, Thủ tướng chỉ ra một số đặc điểm: Trước hết, chúng ta xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình phát triển đối mặt với những thách thức... Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của mỗi quốc gia và mọi mặt đời sống.

Trong bối cảnh đó, Bộ KH&CN phải đóng vai trò trung tâm điều phối, kết nối phát triển KH&CN của các bộ, ngành, địa phương và truyền cảm hứng cho các nhà khoa học. Đồng ý với những kiến nghị cụ thể của Bộ, nhưng Thủ tướng lưu ý, điều đáng làm hơn là thiết kế thể chế, cơ chế, chính sách để hàng trăm nghìn doanh nghiệp, cả xã hội cùng vào cuộc để thúc đẩy KH&CN tiếp tục phát triển.

Hoàn toàn tán thành với những đánh giá về kết quả, thành tựu thời gian qua, Thủ tướng nêu rõ, ngành KH&CN cùng đội ngũ cán bộ, nhà khoa học với vai trò nòng cốt của Bộ KH&CN đã làm được nhiều việc, góp phần vào thành tích chung của cả nước sau 35 năm đổi mới, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, tăng cường hội nhập quốc tế. Có được những kết quả này là nhờ chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ; sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ và sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành, cơ quan.

Tán thành với những hạn chế, bất cập được chỉ ra, Thủ tướng bổ sung thêm, ngành còn phát triển manh mún, chia cắt, chưa thực sự có trọng tâm, trọng điểm, chưa phải là trung tâm kết nối, tạo sức mạnh tổng hợp để phát triển KH&CN. Ngành có đóng góp đáng kể cho phát triển đất nước nhưng chưa xứng tầm với sự nghiệp đổi mới. Thị trường KH&CN chưa thực sự phát triển. Đội ngũ KH&CN vừa thiếu, vừa thừa, ít công trình nổi tiếng.

Thủ tướng chỉ ra một số nguyên nhân như thiếu mạnh mẽ, quyết liệt; cơ chế, thể chế, chính sách còn hạn hẹp; chưa đi đúng trọng tâm, trọng điểm, đúng hướng; nguồn lực đầu tư chưa xứng tầm; những bất cập trong công tác truyền thông, khen thưởng, tôn vinh các nhà khoa học…

Sự phát triển của ngành thời gian qua để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về giữ vững và củng cố đoàn kết, thống nhất, nội bộ trong sạch vững mạnh; yêu cầu năng động sáng tạo, chủ động, tích cực, “không ai làm thay ta được”; bài học về đầu tư cho con người; sự cần thiết xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình để đánh giá, đo lường việc giao và thực hiện nhiệm vụ…

Đừng để chứng từ thanh toán dày hơn cả công trình nghiên cứu

Về phương hướng phát triển thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, trước hết, phải kế thừa, phát huy những thành tích, thành tựu đã đạt được, những bài học kinh nghiệm, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm, tư tưởng phải thông, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động phải quyết liệt để tiếp tục thúc đẩy KH&CN phát triển mạnh mẽ. “Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN phải đi vào cái ta cần chứ không phải cái ta có; lấy khó khăn, thách thức là động lực vươn lên, trưởng thành, phát triển”, Thủ tướng lưu ý.

Tập trung hơn nữa cho công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, Bộ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch; xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách; xây dựng công cụ để huy động các nguồn lực; hướng dẫn kiểm tra, giám sát; thanh tra, kiểm tra; khen thưởng, kỷ luật.

Phát triển thị trường KH&CN đúng nghĩa để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, đổi mới sáng tạo, “cái gì doanh nghiệp và xã hội làm được, làm tốt hơn thì để doanh nghiệp và xã hội làm”. Thủ tướng lấy ví dụ về nghiên cứu, sản xuất vaccine, Bộ phải ngồi cùng, sát cánh với các nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, các doanh nghiệp để thúc đẩy, phát huy bản lĩnh, trí tuệ người Việt Nam trong nhiệm vụ rất quan trọng, cấp bách này.

Xây dựng cơ chế, tạo động lực phát triển KH&CN, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần thúc đẩy đổi mới sáng tạo gắn với phát triển kinh tế-xã hội theo chiều sâu, bền vững, phát triển KH&CN gắn với phát triển văn hóa và con người.

Đầu tư KH&CN phải có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho 3 khâu đột phá chiến lược và phù hợp với tiềm năng, thế mạnh từng vùng miền, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chỉ số phát triển con người.

Thủ tướng lưu ý, phải coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Rà soát lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực cho cấp dưới nhiều hơn, tạo không gian cho đổi mới sáng tạo.

Thực hiện nghiêm các Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng bộ với thực hiện các quy định nêu gương. Xây dựng bộ máy, tổ chức, biên chế tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả theo các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu, đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ theo Nghị quyết số 26-NQ/TW.

Hoàn thiện cơ chế, tổ chức bộ máy để thúc đẩy nghiên cứu, phát triển KH&CN tại các bộ, ngành, địa phương. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế sâu rộng để phục vụ 3 khâu đột phá chiến lược, trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và phòng chống dịch bệnh COVID-19. Góp phần phát triển công nghiệp quốc phòng và an ninh theo hướng ứng dụng.

Thủ tướng cơ bản đồng tình với các kiến nghị của Bộ. Thủ tướng giao Bộ KH&CN, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu KH&CN phục vụ phòng chống dịch và sản xuất vaccine ngừa COVID-19, trong đó có quy định về đầu tư rủi ro. Đồng thời, sửa đổi các quy định về tài chính cho nghiên cứu, ứng dụng KH&CN, “đừng thiết kế một quy trình mà chứng từ thanh toán dày hơn cả công trình nghiên cứu”. Thủ tướng lưu ý Bộ cần quan tâm công tác thông tin-truyền thông, truyền cảm hứng, tôn vinh các nhà khoa học.
DanQuyen.com (Theo baochinhphu.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)
    Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào (20-03-2024)
    Thủ tướng gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (19-03-2024)
    Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế (18-03-2024)
    Việt Nam sẽ có khu lấn biển làm đảo nhân tạo hơn 11.000 ha (15-03-2024)
    Cụ thể hóa Quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Nhật Bản với nhiều dự án, chương trình (15-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Chủ tịch nước kêu gọi cả nước chung tay, đẩy lùi dịch bệnh (27-05-2021)
    Thủ tướng: Quyết liệt và thần tốc hơn đẩy lùi đợt dịch này (24-05-2021)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nghiên cứu xây dựng Quỹ vaccine ngừa COVID-19 (24-05-2021)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy nhanh tiến độ đầu tư công (23-05-2021)
    Không để đứt gãy chuỗi sản xuất; nghiên cứu thí điểm cách ly F1 tại nhà (20-05-2021)
    Cương quyết xóa bỏ ‘xin-cho’, tạo khí thế, quyết tâm mới trong đầu tư phát triển (20-05-2021)
    Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: "Không cho phép xảy ra tình trạng tham ô, tham nhũng trong quá trình triển khai xây dựng các công trình phục vụ SEA Games" (20-05-2021)
    Thủ tướng yêu cầu có giải pháp trước thách thức già hóa dân số (19-05-2021)
    Khẳng định quan điểm của Việt Nam về các vấn đề lớn của châu Á (19-05-2021)
    Ông Võ Văn Thưởng: Chống tham nhũng không có vùng cấm, không ngoại lệ (17-05-2021)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị quốc tế về tương lai châu Á (17-05-2021)
    Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường (17-05-2021)
    Tăng cường phối hợp, đề xuất các chính sách lớn về phát triển khoa học, công nghệ (17-05-2021)
    Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Giữ vững thành quả, kiên trì bảo vệ từng “pháo đài” chống dịch (16-05-2021)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Campuchia (14-05-2021)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Nhật Bản (14-05-2021)
    GD&ĐT phải lấy học sinh làm trung tâm, nhà trường là nền tảng, giáo viên là động lực (13-05-2021)
    Quan hệ hợp tác Việt Nam - New Zealand đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng tin cậy (13-05-2021)
    Việt Nam luôn tôn trọng và thực hiện nhất quán chính sách bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (13-05-2021)
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (12-05-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152752836.